Phật pháp ứng dụng Dấm của Tosui

Tosui là một thiền sư đã từ bỏ lối khuôn thước của thiền viện để sống với đám hành khất dưới một chân cầu. Khi ngài đã già quá, một ngưới bạn giúp đở ngài sống mà khỏi phải đi ăn xin. 


Ông ta bày cho Tosui cách gom cơm lại để chế ra dấm, và Tosui đã thực hiện đến khi ngài qua đời.

Trong khi Tosui làm dấm, một người hành khất cho ngài một bức tranh Phật. Tosui treo trên tường của căn chòi và dán một tấm bảng bên cạnh. Tấm bảng viết:


"Ông Phật A Di Ðà ạ: Căn chòi này chật chội quá. Con có thể giữ Ngài lại làm kẻ vô gia cư. Nhưng xin đừng nghĩ rằng con cầu xin Ngài cho con được tái sanh vào cõi cực lạc của Ngài nhé."


Xem thêm:

Dấm của Tosui

Phật pháp ứng dụng Dấm của Tosui

Tosui là một thiền sư đã từ bỏ lối khuôn thước của thiền viện để sống với đám hành khất dưới một chân cầu. Khi ngài đã già quá, một ngưới bạn giúp đở ngài sống mà khỏi phải đi ăn xin. 


Ông ta bày cho Tosui cách gom cơm lại để chế ra dấm, và Tosui đã thực hiện đến khi ngài qua đời.

Trong khi Tosui làm dấm, một người hành khất cho ngài một bức tranh Phật. Tosui treo trên tường của căn chòi và dán một tấm bảng bên cạnh. Tấm bảng viết:


"Ông Phật A Di Ðà ạ: Căn chòi này chật chội quá. Con có thể giữ Ngài lại làm kẻ vô gia cư. Nhưng xin đừng nghĩ rằng con cầu xin Ngài cho con được tái sanh vào cõi cực lạc của Ngài nhé."


Xem thêm:

Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Dạy chỗ rốt ráo

Thời xưa ở Nhật, về đêm người ta thường dùng lồng đèn tre với ngọn nến bên trong. Một người mù đến viếng bạn vào ban đêm được gia chủ biếu cho cây đèn lồng mang về.


"Tôi chẳng cần đèn," ông ta bảo. "Tối và sáng đối với tôi đều giống nhau."


"Tôi biết anh không cần đèn để soi đường." người bạn trả lời, "nhưng nếu anh không mang đèn thì kẻ khác có thể đâm sầm vào anh. Thôi hãy cầm lấy."


Người mù ra đi với cây đèn lồng và chẳng bao lâu sau có người va vào ông. "Hãy xem chừng chứ!" ông nói lớn với người lạ. "Bộ không thấy ngọn đèn sao?"


"Nến của ông đã tắt ngấm rồi, ông bạn ạ," người lạ trả lời.


Xem thêm:

Dạy chỗ rốt ráo

Phật pháp ứng dụng Dạy chỗ rốt ráo

Thời xưa ở Nhật, về đêm người ta thường dùng lồng đèn tre với ngọn nến bên trong. Một người mù đến viếng bạn vào ban đêm được gia chủ biếu cho cây đèn lồng mang về.


"Tôi chẳng cần đèn," ông ta bảo. "Tối và sáng đối với tôi đều giống nhau."


"Tôi biết anh không cần đèn để soi đường." người bạn trả lời, "nhưng nếu anh không mang đèn thì kẻ khác có thể đâm sầm vào anh. Thôi hãy cầm lấy."


Người mù ra đi với cây đèn lồng và chẳng bao lâu sau có người va vào ông. "Hãy xem chừng chứ!" ông nói lớn với người lạ. "Bộ không thấy ngọn đèn sao?"


"Nến của ông đã tắt ngấm rồi, ông bạn ạ," người lạ trả lời.


Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Nóng giận

Một thiền sinh đến than phiền cùng Bankei: "Bạch thầy, Con mắc cơn nóng giận không kềm được. Con phải làm sao để chửa?"


"Con có cái lạ lùng quá," Bankei trả lời. "Nào cho ta xem cái mà con có."


"Ngay bây giờ thì con không thể chỉ cho thầy thấy được," người kia trả lời.


"Khi nào thì con có thể chỉ nó cho ta?" Bankei hỏi.


"Nó nổi lên thật bất chừng," thiền sinh trả lời.


"Vậy thì," Bankei kết luận, "nó không đúng là thật tướng của con. Nếu nó là thật tướng thì con đã có thể chỉ cho ta thấy nó bất cứ lúc nào. Khi con mới sinh con không có nó, và cha mẹ con đã không giao nó cho con. Hãy suy nghĩ đến điều đó."


Xem thêm:

Nóng giận

Phật pháp ứng dụng Nóng giận

Một thiền sinh đến than phiền cùng Bankei: "Bạch thầy, Con mắc cơn nóng giận không kềm được. Con phải làm sao để chửa?"


"Con có cái lạ lùng quá," Bankei trả lời. "Nào cho ta xem cái mà con có."


"Ngay bây giờ thì con không thể chỉ cho thầy thấy được," người kia trả lời.


"Khi nào thì con có thể chỉ nó cho ta?" Bankei hỏi.


"Nó nổi lên thật bất chừng," thiền sinh trả lời.


"Vậy thì," Bankei kết luận, "nó không đúng là thật tướng của con. Nếu nó là thật tướng thì con đã có thể chỉ cho ta thấy nó bất cứ lúc nào. Khi con mới sinh con không có nó, và cha mẹ con đã không giao nó cho con. Hãy suy nghĩ đến điều đó."


Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Hối cải thực sự

Ryokan hiến mình vào việc tu học Thiền. Một hôm ngài nghe nói đến chuyện người cháu phung phí tiền của cho một đào nương, mặc cho sự nguyền rủa của bà con quyến thuộc. Vã lại y là người thay thế Ryokan trong việc cai quản tài sản của gia đình, mà gia sản xem ra có cơ tan biến, cho nên thân nhân mới đến nhờ ngài ra tay.


Ryokan phải du hành một đoạn đường xa để gặp người cháu mà ngài cách xa đã nhiều năm. Người cháu vui mừng gặp lại người chú và mời ở lại qua đêm.


Cả đêm Ryokan ngồi tham thiền. Ðến sáng, gần lúc ra đi ngài bảo người trẻ tuổi:


"Ta đã già, tay run. Cháu có thể giúp ta cột dây chiếc dép rơm được không?"


Người cháu hăng hái giúp liền. "Cám ơn cháu," Ryokan kết thúc, "cháu thấy không, một người trở nên già và yếu mỗi ngày. Hãy bảo trọng lấy thân." Xong Ryokan ra đi, không hề nhắc một lời nào đến cô đào nương hoặc lời quở trách của thân nhân. Nhưng kể từ sáng hôm ấy, tính hoang phí của người cháu chấm dứt.


Xem thêm:

Hối cải thực sự

Phật pháp ứng dụng Hối cải thực sự

Ryokan hiến mình vào việc tu học Thiền. Một hôm ngài nghe nói đến chuyện người cháu phung phí tiền của cho một đào nương, mặc cho sự nguyền rủa của bà con quyến thuộc. Vã lại y là người thay thế Ryokan trong việc cai quản tài sản của gia đình, mà gia sản xem ra có cơ tan biến, cho nên thân nhân mới đến nhờ ngài ra tay.


Ryokan phải du hành một đoạn đường xa để gặp người cháu mà ngài cách xa đã nhiều năm. Người cháu vui mừng gặp lại người chú và mời ở lại qua đêm.


Cả đêm Ryokan ngồi tham thiền. Ðến sáng, gần lúc ra đi ngài bảo người trẻ tuổi:


"Ta đã già, tay run. Cháu có thể giúp ta cột dây chiếc dép rơm được không?"


Người cháu hăng hái giúp liền. "Cám ơn cháu," Ryokan kết thúc, "cháu thấy không, một người trở nên già và yếu mỗi ngày. Hãy bảo trọng lấy thân." Xong Ryokan ra đi, không hề nhắc một lời nào đến cô đào nương hoặc lời quở trách của thân nhân. Nhưng kể từ sáng hôm ấy, tính hoang phí của người cháu chấm dứt.


Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Bàn tay của Mokusen

Mokusen Hiki trụ trì ở một tự viện thuộc tỉnh Tamba. Một trong nhưng đệ tử than phiền với ngài về tánh bủn xỉn của vợ mình. Mokusen đến viếng bà vợ của người đệ tử và giơ ra nắm đấm trước mặt người đàn bà.


"Vậy là có ý gì?" bà ta ngạc nhiên hỏi.


"Giả sử nắm tay của ta cứ như thế này mãi. Bà gọi nó là gì?" ngài hỏi.


"Dị dạng," người đàn bà trả lời.


Rồi ngài xòe bàn tay ra trước mặt bà và hỏi: Giả sử nếu nó cứ như thế này mãi, bà gọi thế nào?"


"Một loại dị dạng khác," bà ta trả lời.


"Nếu bà hiểu được như vậy," Mokusen kết luận, "bà là một người vợ tốt." Xong ngài ra về.


Sau lần viếng thăm đó, người đàn bà hết lòng giúp chồng bố thí và tiết kiệm.


Xem thêm:

Bàn tay của Mokusen

Phật pháp ứng dụng Bàn tay của Mokusen

Mokusen Hiki trụ trì ở một tự viện thuộc tỉnh Tamba. Một trong nhưng đệ tử than phiền với ngài về tánh bủn xỉn của vợ mình. Mokusen đến viếng bà vợ của người đệ tử và giơ ra nắm đấm trước mặt người đàn bà.


"Vậy là có ý gì?" bà ta ngạc nhiên hỏi.


"Giả sử nắm tay của ta cứ như thế này mãi. Bà gọi nó là gì?" ngài hỏi.


"Dị dạng," người đàn bà trả lời.


Rồi ngài xòe bàn tay ra trước mặt bà và hỏi: Giả sử nếu nó cứ như thế này mãi, bà gọi thế nào?"


"Một loại dị dạng khác," bà ta trả lời.


"Nếu bà hiểu được như vậy," Mokusen kết luận, "bà là một người vợ tốt." Xong ngài ra về.


Sau lần viếng thăm đó, người đàn bà hết lòng giúp chồng bố thí và tiết kiệm.


Xem thêm:
Đọc thêm..